Trong đoạn video có phụ đề bằng tiếng Anh, ông cũng kể lại thời điểm có mặt tại Việt Nam 15 năm trước: "Khi đó tôi có ấn tượng sâu sắc với đất nước và con người Việt Nam tuyệt vời, cũng như tiềm năng của mối quan hệ giữa hai quốc gia".
Nhà ngoại giao mô tả "sự chuyển đổi quan hệ Việt - Mỹ từ mối quan hệ song phương thành mối quan hệ hữu nghị và quan hệ đối tác toàn diện thật đáng kinh ngạc".
![]() |
Trong đoạn video, Đại sứ Marc Knapper nói hoàn toàn bằng tiếng Việt. |
"Tôi vinh dự được Tổng thống Biden trao cơ hội quay trở lại Việt Nam và tiếp tục công việc quan trọng mà hai quốc gia chúng ta đang cùng nhau thực hiện, đồng thời phát huy hơn nữa những nỗ lực của rất nhiều người dân ở cả hai quốc gia chúng ta", tân Đại sứ Mỹ bày tỏ và khẳng định "sự gắn bó giữa nhân dân hai nước rất chặt chẽ và đang ngày càng phát triển".
Ông cho biết thêm, hàng năm, Mỹ hoan nghênh 30.000 sinh viên Việt Nam sang du học, và Việt Nam sắp tới sẽ lần đầu tiên chào đón các tình nguyện viên Tổ chức Hòa bình.
"Những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra chỉ đưa 2 quốc gia xích lại gần nhau hơn khi chúng ta hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn" – tân Đại sứ Mỹ nhấn mạnh, và chỉ ra "hai nước đang hợp tác cùng nhau để giải quyết các vấn đề còn tồn lại sau chiến tranh một cách có trách nhiệm, mở rộng thương mại song phương, duy trì hòa bình và ổn định khu vực, bảo vệ môi trường cũng như các nguồn tài nguyên phong phú dồi dào của chúng ta".
"Tôi rất phấn khởi khi được ở đây làm việc với các bạn để ủng hộ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, và độc lập. Xin cảm ơn quý vị và các bạn!" - Đại sứ Knapper kết thúc đoạn video.
Trước đó, chiều ngày 11/2, Đại sứ Knapper đã trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại sứ Knapper được Tổng thống Mỹ Joe Biden giao nhiệm vụ và chào mừng ông quay lại Việt Nam sau thời gian đảm nhận cương vị tham tán chính trị cho Đại sứ quán Mỹ giai đoạn 2004-2007.
![]() |
Đại sứ Mỹ Marc Knapper và phu nhân gửi lời chúc mừng năm mới Nhâm Dần tới nhân dân Việt Nam hôm 1/2. Ảnh: Facebook/Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội |
Ông Marc Knapper là quan chức kỳ cựu trong Bộ Ngoại giao Mỹ, là Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Nhật Bản, Hàn Quốc trong Vụ Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Nhà ngoại giao này từng là Phó đại sứ tại Đại sứ quán Mỹ ở Hàn Quốc trước khi trở thành đại biện lâm thời. Trước đó, ông đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo tại Văn phòng Các vấn đề Ấn Độ, Văn phòng Các vấn đề Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ quán Mỹ ở Iraq và Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản.
Ông Knapper tốt nghiệp hệ Cử nhân ngành Khoa học xã hội của Đại học Princeton (Mỹ) và có bằng Thạc sĩ của trường Đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ. Ông đã giành được nhiều giải thưởng và vinh danh từ Bộ Ngoại giao Mỹ, và có khả năng sử dụng được tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc và tiếng Việt Nam.
Thanh Hảo
"Tôi cảm kích trước sự tiếp đón nồng nhiệt của Chủ tịch nước và mong đợi được gặp gỡ nhiều hơn nữa bạn bè và đối tác của chúng tôi trên khắp đất nước tươi đẹp này", tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper chia sẻ.
" alt=""/>Đại sứ Mỹ Knapper gửi lời chào người dân Việt Nam bằng tiếng ViệtTheo bộ quy tắc “Người nhân văn”, khi làm việc, học tập tham gia các hoạt động tại trường, người nhân văn phải có trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp với môi trường giáo dục.
"Người nhân văn" phải có tác phong làm việc, học tập chuyên nghiêm túc, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng. "Người nhân văn" phải có thái độ thân thiện, văn minh, tôn trọng người khác. Không uống rượu, bia hoặc đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc.
Ứng xử trong quá trình học tập, làm việc, họ phải chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước, quy định của nhà trường. "Người nhân văn" có ý thức tự giác, tự học và tích cực chủ động trong học tập, làm việc. Thêm vào đó họ phải xây dựng và phát triển ý thức phục vụ cộng đồng, lan toả các giá trị tốt đẹp của xã hội. Đối với khách đến thăm và công tác… "người nhân văn" phải hoà nhã, cởi mở, lịch thiệp khi giao tiếp, san sẻ, giúp đỡ, hướng dẫn giải quyết trong khả năng.
"Người nhân văn" tôn trọng sự khác biệt
Hai chủ thể chính trong trường đại học là giảng viên và người học. "Người nhân văn" đã đặt ra quy định cho hai đối tượng này.
Theo đó, người học phải sử dụng ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện và phục vụ cộng đồng. Người học tôn trọng thầy cô, đội ngũ phục vụ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
Đặc biệt, người học không tạo ra và lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể; Không tham gia và kích động, dụ dỗ người khác tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Trong khi đó, giảng viên nhân văn cũng phải sử dụng ngôn ngữ đúng mực trong giao tiếp ứng xử; không có ngôn ngữ, hành vi xúc phạm người khác. Giảng viên phải lắng nghe, trao đổi và phối hợp trong quá trình thực hiện công việc để giải quyết công việc hiệu quả, không có hành vi, ngôn ngữ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người khác.
Ngoài ra, chính họ phải có ý thức giữ gìn danh dự, đạo đức nhà giáo; tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của bản thân và người khác; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân và cá nhân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể; Có tinh thần hợp tác, tương trợ, không gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; không gây bè phái, mất đoàn kết nội bộ ở cơ quan, tổ chức, đoàn thể.
Vì sao có quy tắc “người nhân văn”
Bộ quy tắc “Người nhân văn” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM nhận được nhiều phản hồi tích cực của sinh viên. Trên fanpage trường, sinh viên cho rằng trong bối cảnh hiện nay, “Người nhân văn” hợp tình, hợp lý, trong việc xây dựng văn hoá ứng xử trường học.
Quy tắc người nhân văn được áp dụng đối với người học, viên chức và người lao động của trường.
Phía Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, sở dĩ nhà trường ban hành bộ quy tắc này nhằm điều chỉnh cách ứng xử của người học, viên chức và người lao động của Nhà trường phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Mặt khác, điều này cũng góp phần xây dựng văn hoá công sở, văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; đảm bảo sự liêm chính, chuyên nghiệp, phù hợp với trách nhiệm, nghĩa vụ của người học, viên chức và người lao động.
Thứ ba nữa là ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi ứng xử tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường.
Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để thực hiện việc giám sát, đánh giá việc chấp hành quy tắc ứng xử của người học, viên chức và người lao động; là căn cứ để xem xét, quyết định việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với người học, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Độc đáo ứng xử “người nhân văn” của trường nhân vănNgày hôm sau (23/10/2019), thi thể của 39 nạn nhân bị phát hiện bên trong chiếc xe tải ở khu công nghiệp Grays thuộc hạt Essex (Anh). Trong số này có 31 đàn ông và 8 phụ nữ, tuổi từ 15 đến 44. Nguyên nhân tử vong là do các nạn nhân bị chết ngạt bên trong container khóa kín vào thời điểm xe tải đi phà sang Anh. Kết quả giám định hiện trường cho thấy, một số nạn nhân đã dùng một thanh kim loại trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm chọc thủng trần container.
Vụ án đã gây chấn động thế giới, và đã kích hoạt các cuộc điều tra của lực lượng cảnh sát ở Bỉ, Anh cũng như Việt Nam. Ngày 25/5/2020, lực lượng chức năng Bỉ đã đột kích một số địa điểm, đa số ở Brussels, để truy quét các đối tượng tình nghi liên quan tới đường dây buôn người.
![]() |
Chiếc xe chở container bị phát hiện chứa thi thể của 39 người Việt bên trong. Ảnh: PA |
Sau khi tiến hành xét xử, tòa án sẽ cần vài tuần để đưa ra phán quyết cuối cùng. Các công tố viên dự kiến đề nghị mức án tù từ 18 tháng đến 15 năm cho các nghi phạm.
Bị cáo chính trong phiên tòa ở Bỉ là một người đàn ông 45 tuổi, bị cáo buộc cầm đầu tổ chức tội phạm chuyên hoạt động buôn người. Nếu bị kết tội, bị cáo sẽ phải đối mặt với mức án 15 năm tù giam và nộp phạt 2 triệu Euro. Người này đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Tháng 1 năm nay, một tòa án ở Anh đã kết tội 7 đối tượng liên quan đến vụ việc trên, trong đó có một số người bị kết tội ngộ sát, với mức án từ 3 đến 27 năm tù.
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Việt Anh
Tòa án Anh vừa ra phán quyết buộc một kẻ buôn người Romania, bị kết tội liên quan đến cái chết của 39 người Việt trong thùng xe tải ở Essex năm 2019, phải bồi thường 3.000 Bảng (gần 95 triệu đồng) cho gia đình các nạn nhân.
" alt=""/>Xét xử 23 nghi phạm liên quan đến vụ 39 người Việt chết ở Anh